Search
Trang chủ » TAISO – BÀI THỂ DỤC QUỐC DÂN

TAISO – BÀI THỂ DỤC QUỐC DÂN

Rajio Taiso, bài thể dục quốc dân của Nhật Bản có lịch sử hơn 90 năm, được xem là bài thể dục có tuổi thọ lâu đời nhất thế giới. Chỉ với 3 phút 1 lần tập, Taiso hướng đến tất cả mọi người với tiêu chí “Bất kỳ đâu”, “Bất kỳ ai”, “Bất kỳ lúc nào” khi muốn tập thể dục.

Raijo Taiso

Rajio Taiso – Bài thể dục quốc dân

1. RAJIO TAISO LÀ GÌ?

Rajio Taiso xuất hiện lần đầu vào cuối năm 1927 – đầu năm 1928, dựa trên ý tưởng về bài tập thể dục trên đài phát thanh ở Mỹ. Các nhân viên một công ty bảo hiểm của Nhật đã phát động ý tưởng này với mong muốn tạo ra một thế hệ người Nhật khỏe mạnh và sống thọ hơn.

Rajio Taiso

Rajio Taiso ra đời năm 1928

Cần biết thêm là thời điểm này, tuổi thọ của người Nhật chỉ đạt con số 50. So với hiện tại (năm 2022) thì tuổi thọ bình quân của người Nhật là 87 tuổi.

Bài tập Taiso được thiết kế dành cho mọi người dù già hay trẻ, dù ở không gian rộng hay hẹp, dù là nhóm hay cá nhân và thậm chí ngay cả với người tàn tật thì vẫn có thể áp dụng Taiso phiên bản ngồi ghế.

Rajio Taiso

2 phiên bản của Rajio Taiso

2. CẤU TRÚC BÀI TẬP TAISO

Bài tập Taiso kéo dài khoảng 3 phút gồm 13 động tác và chia làm 2 phần. Phần 1 là các động tác cải thiện thể chất dành cho mọi lứa tuổi và phần 2 là các động tác cải thiện cơ bắp dành cho nhóm thanh niên.

Rajio Taiso

Lợi ích khi tập Taiso

Các bài tập Taiso đều giúp cải thiện tuần hoàn máu; giảm các chứng đau cổ, vai và lưng (vốn là bệnh phổ biến ở những người ngồi nhiều); điều hòa nhịp thở, nhịp tim; chỉnh lại tư thế và vóc dáng; đồng thời giải phóng cơ thể nhờ vận động toàn thân.

3. TAISO VỚI THỜI GIAN

10 năm sau khi ra đời, Taiso đã được 157 triệu người ở Nhật Bản tập đều đặn 10 phút mỗi buổi sáng, trong khung giờ 6g30-6g40. Đây được gọi là phiên bản 1, cũng là phiên bản đầu tiên.

Sau Thế chiến thứ 2 (năm 1945), các bài tập Taiso được cải biên thành phiên bản 2 nhưng theo đánh giá của người dân là khó hơn so với trước. Chính vì lẽ đó, bài tập này chỉ tồn tại chưa được 2 năm và chương trình dừng lại vào năm 1947.

Rajio Taiso

Taiso phiên bản 2 được xem là khó hơn phiên bản 1

Năm 1951, bài tập Taiso được biên soạn lại bằng cách kết hợp các bài tập của phiên bản 1 và 2, theo hướng nhẹ nhàng để phù hợp với thể lực của mọi người. Các bài tập này được áp dụng và thực hiện cho đến ngày nay.

4. TAISO CHO MỌI NGƯỜI

Các bài tập Rajio Taiso đều được phát trên truyền hình và sóng phát thanh để mọi người cùng tập. Bản truyền hình được đặt tên みんなの体操/ Minna no Taiso/ Taiso cho mọi người vào năm 1999. Vào 6g30 mỗi sáng, người dân có thể mở đài hoặc tivi và tập Taiso ở bất kỳ đâu.

Rajio Taiso

Raijo Taiso được tập hàng ngày trên đài NHK

Hiện tại, Rajio Taiso không còn được người Nhật tập đông đảo như trước (khoảng 27 triệu người vẫn tập hai lần/ tuần). Tuy vậy, Nhật Bản vẫn duy trì bài thể dục quốc dân bằng các hình thức như: Khởi động giờ thể dục bằng Rajio Taiso; Tặng quà cho các học sinh tiểu học tham gia đủ các buổi tập Rajio Taiso trong kỳ nghỉ hè; Công nhân viên thể dục giữa giờ bằng Raijio Taiso và Tổ chức Đại hội Raijo Taiso hàng năm để khuyến khích người dân tham gia.

Rajio Taiso

Một mẫu phiếu tập Taiso

Rajio Taiso

Đổi quà khi tập Taiso

Rajio Taiso

Tập Taiso giữa giờ làm việc

Tại Suleco, bài tập Rajio Taiso là một trong lịch trình sinh hoạt của học viên mỗi ngày. Mỗi sáng, cùng nhau tập Taiso trước khi bắt đầu giờ học giúp học viên phấn chấn tinh thần hơn, lưu thông máu huyết và cơ bắp cho một ngày làm việc hiệu quả và năng động.

Nguồn ảnh: sưu tầm

BÌNH LUẬN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

(*) Thông tin bắt buộc

ĐĂNG KÝ THEO DÕI SULECO

Để cập nhật các thông tin tuyển dụng sớm nhất tại Suleco, hãy đăng ký theo dõi ngay Tại Đây

image image image
imageFacebook imageZalo image0901 494 233
image