Các ngành Kỹ sư Nhật Bản được tuyển dụng nhiều năm 2024

08.12.2023

Tham gia chương trình Kỹ sư Nhật Bản, người lao động không chỉ được làm việc trong môi trường hiện đại, chuyên nghiệp mà còn được hưởng mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ tốt. Vậy làm thế nào để đủ điều kiện tham gia chương trình Kỹ sư Nhật Bản? Các ngành Kỹ sư Nhật Bản được tuyển dụng bao gồm những ngành nghề gì? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

1. Các ngành Kỹ sư Nhật Bản được tuyển dụng nhiều nhất

Tỉ lệ dân số già hóa nhanh khiến cho Nhật Bản rơi vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, đặc biệt là nguồn Kỹ sư trẻ trong nước. Vì vậy Nhật Bản đã đưa ra giải pháp: tuyển dụng lao động, Kỹ sư nước ngoài. Đây là cơ hội dành cho những lao động trẻ Việt Nam có kinh nghiệm và mong muốn được sang Nhật làm việc. Cùng điểm qua các ngành Kỹ sư Nhật Bản được tuyển dụng nhiều trong những năm gần đây:

Kỹ sư hệ thống

Kỹ sư hệ thống là người chịu trách nhiệm vận hành và đảm bảo cho hệ thống được duy trì một cách ổn định. Để hoàn thành công việc được giao, các Kỹ sư hệ thống bắt buộc phải nắm rõ kiến thức về các lĩnh vực bao gồm khoa học máy tính, nguyên tắc kỹ thuật và phân tích toán học. Theo đó công việc chính của một Kỹ sư hệ thống sẽ bao gồm:

  • Hỗ trợ lập kế hoạch, nghiên cứu, quản lý, giám sát và bảo trì dự án;
  • Trao đổi, tiếp nhận và thực hiện dự án theo yêu cầu của khách hàng;
  • Quản lý thi công công trình xây dựng;
  • Thiết kế nội – ngoại thất;
  • Thi công công trình dân dụng, cầu đường, hệ thống xử lý nước.

Kỹ sư hệ thống là một công việc đòi hỏi người lao động phải am hiểu về nhiều về lĩnh vực khoa học khác nhau.

Kỹ sư cơ khí

Kỹ sư cơ khí là người chế tạo và vận hành các loại thiết bị máy móc nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào từng ngành học và vị trí công việc cụ thể mà Kỹ sư cơ khí Nhật Bản sẽ có một trong số các kỹ năng sau:

  • Gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí;
  • Vận hành, lắp ráp, bảo trì các hệ thống và thiết bị cơ khí;
  • Đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; sử dụng thành thạo công nghệ máy tính CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy;
  • Lập trình gia công máy CNC.

Kỹ sư cơ khí đòi hỏi bạn phải biết sử dụng thành thạo công nghệ máy tính

Kỹ sư điện dân dụng

Để trở thành một Kỹ sư điện dân dụng, người lao động phải nắm rõ kiến thức về các loại thiết bị điện, từ đó xây dựng nên một hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, kiểm soát và vận hành các loại thiết bị điện một cách tối ưu nhất. Để đáp ứng yêu cầu của công việc, Kỹ sư điện cần phải biết:

  • Lập kế hoạch bảo trì cho toàn bộ các thiết bị điện;
  • Cập nhật dữ liệu và lên kế hoạch sử dụng các thiết bị điện tối ưu nhất;
  • Đề xuất giải pháp vừa tiết kiệm điện vừa giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp;
  • Sửa chữa/giải quyết những sự cố xảy ra có liên quan đến máy móc và các thiết bị điện.

Kỹ sư điện dân dụng cần nắm rõ về các loại thiết bị điện

Kỹ sư xây dựng

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi của du khách, Nhật Bản đã chú trọng đẩy mạnh công tác xây dựng các công trình kiến trúc, hệ thống cầu đường, giao thông tiên tiến hiện đại. Những Kỹ sư xây dựng sẽ chịu trách nhiệm tư vấn, thiết kế, quản lý dự án, thi công các công trình xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ngoài ra các Kỹ sư xây dựng còn phải:

  • Giám sát công trình và điều hành CAD;
  • Hỗ trợ quản lý xây dựng và quản lý tiến độ;
  • Khảo sát, đo lường dữ liệu thi công;
  • Mua sắm vật tư.

Kỹ sư xây dựng sẽ là người chịu trách nhiệm vận hành và phát triển dự án.

Kỹ sư IT

Kỹ sư IT là những người chịu trách nhiệm thiết kế phần mềm máy tính, thu thập thông tin, tiến hành sửa lỗi và khắc phục khi cần thiết. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một đội ngũ Kỹ sư IT cho doanh nghiệp của mình. Công việc chính của Kỹ sư IT là:

  • Giám sát hệ thống máy tính;
  • Cài đặt phần mềm và thực hiện kiểm tra phần mềm trên hệ thống máy tính;
  • Sửa lỗi và bảo trì phần cứng hoặc phần mềm.

Kỹ sư IT sẽ làm các công việc liên quan đến máy tính và phần mềm máy tính

Kỹ sư ô tô

Nhật Bản là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô. Các sản phẩm ô tô của Nhật Bản cũng đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Để được tuyển dụng vào làm việc tại công ty sản xuất ô tô tại, các Kỹ sư ô tô phải nắm rõ kiến thức về mọi mặt có liên quan đến việc thiết kế, vận hành và bảo trì các loại ô tô, xe du lịch và xe tải. Kỹ sư ô tô sẽ làm những công việc như:

  • Cải tiến, sửa lỗi những chi tiết chưa phù hợp;
  • Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa hư hỏng.

Kỹ sư ô tô tại Nhật Bản

2. Kỹ sư Nhật Bản là gì? Đi Nhật theo diện Kỹ sư có tốt không?

Kỹ sư Nhật Bản là một chương trình dành riêng cho người lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm làm việc, đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học chính quy và có mong muốn sang Nhật làm việc. Đối với chương trình này các bạn sẽ được tuyển dụng vào các công ty tại Nhật với các công việc theo đúng chuyên ngành bạn đã học.

Kỹ sư Nhật Bản là một chương trình làm việc hấp dẫn dành cho người lao động có trình độ cao.

Lợi ích khi tham gia chương trình Kỹ sư Nhật Bản

Hiện nay, để có thể đi Nhật làm việc bạn có thể lựa chọn một trong những con đường: Thực tập sinh kỹ năng, Kỹ năng đặc định, Kỹ sư… Đi Nhật Bản theo diện Kỹ sư thì có những yêu cầu khắt khe hơn về trình độ, kinh nghiệm, năng lực tiếng Nhật. Tuy nhiên nếu xét về lâu về dài thì diện này sẽ có nhiều lợi ích hơn chương trình Thực tập sinh kỹ năng.

Chương trình Kỹ sư mạng lại nhiều ưu điểm và quyền lợi cho người lao động

Tham gia chương trình Kỹ sư tại Nhật, người lao động không chỉ có cơ hội được tiếp xúc làm việc với những công ty có dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại mà còn được hưởng nhiều chế độ và mức thu nhập hấp dẫn. Đó cũng là lý do vì sao mà nhiều Kỹ sư trẻ hiện nay đều chọn sang Nhật làm việc theo diện Kỹ sư. Dưới đây sẽ là những lợi ích mà các Kỹ sư sẽ nhận được khi tham gia chương trình này:

  • Làm việc đúng chuyên ngành đã được đào tạo;
  • Trải nghiệm công việc thực tế, nâng cao tay nghề, học hỏi trau dồi kinh nghiệm để phát triển sự nghiệp;
  • Đa dạng ngành nghề để người lao động lựa chọn như: Xây dựng, công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử, ô tô…
  • Chi phí để xuất cảnh sang Nhật thấp;
  • Có thể gia hạn Visa làm việc;
  • Sau 6 tháng làm việc, công việc và thu nhập ổn định sẽ được bảo lãnh vợ và con sang Nhật cùng làm việc và sinh sống;
  • Được nộp bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí…

3. Điều kiện để được tham gia chương trình Kỹ sư Nhật Bản

Độ tuổi theo quy định đủ điều kiện tham gia chương trình Kỹ sư sang Nhật chuẩn nhất sẽ dao động từ 21-35 tuổi. Ứng viên cần có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm như: HIV, viêm gan B…hoặc một trong số 13 nhóm bệnh bị cấm xuất cảnh sang Nhật. Một số ngành nghề đặc thù còn có những yêu cầu về thị lực, chưa từng phẫu thuật, không mù màu…

Độ tuổi chuẩn nhất để tham gia vào chương trình Kỹ sư Nhật Bản là từ 21-35 tuổi.

Do Kỹ sư là một công việc công việc đòi hỏi người lao động phải có nền tảng kiến thức chuyên môn nên các công ty Nhật Bản không yêu cầu người ứng tuyển phải có ngoại hình nổi trội. Đối với nam chỉ cần nặng từ 50kg trở lên, chiều cao trên 1m6. Đối với nữ, cân nặng từ 45kg trở lên, chiều cao trên 1m50 là được.

Người lao động cần phải có bằng Cao đẳng, Đại học chính quy trở lên phù hợp với chuyên môn công việc sắp ứng tuyển. Một số lĩnh vực, ngành nghề không yêu cầu kinh nghiệm làm việc trong khi số còn lại thường yêu cầu kinh nghiệm làm việc từ 1-2 năm. Chương trình Kỹ sư Nhật Bản yêu cầu người lao động có trình độ, bằng cấp tiếng Nhật từ N4 trở lên.

4. Mức lương cho Kỹ sư Nhật Bản là bao nhiêu?

Hiện nay, mức thu nhập dành cho các Kỹ sư tại Nhật Bản sẽ tùy thuộc vào từng lĩnh vực ngành nghề, kinh nghiệm làm việc cũng như hợp đồng mà người lao động đã ký kết với công ty. Tuy nhiên nhìn chung so với các ngành nghề khác thì thu nhập cho Kỹ sư khá cao và thường dao động từ 180.000 – 200.000 Yên/tháng (tương đương 36.000.000 – 40.000.000/tháng)

5. Những câu hỏi về ngành Kỹ sư tại Nhật

Hiện nay, có rất nhiều thông tin về chương trình Kỹ sư Nhật Bản nhưng không phải thông tin nào cũng chính xác. Bạn hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm thông tin với những nguồn tin chính thống như:

  • Bộ LĐTB&XH: http://www.molisa.gov.vn
  • Trung tâm lao động ngoài nước: http://colab.gov.vn
  • Cục quản lý lao động ngoài nước: http://dolab.gov.vn

Ngoài ra, 2 câu hỏi mà Suleco được nhận nhiều nhất sẽ được giải đáp sau đây:

Đi Nhật diện Kỹ sư trái ngành được không?

Câu trả lời còn tùy thuộc vào ngành học và môn học của bạn.

Trên thực tế có một số ngành Kỹ sư tại Nhật không bắt buộc người lao động phải học đúng chuyên ngành ngay từ đầu mà chỉ cần trong thời gian học, các Kỹ sư có học một số môn liên quan đến công việc mà mình định ứng tuyển thì vẫn có thể được tuyển dụng trái ngành. Một số ngành không có môn học liên quan thì bắt buộc người lao động phải làm đúng theo chuyên ngành đã được đào tạo.

Ví dụ: Bạn tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng nhưng muốn tham gia chương trinh Kỹ sư điện tại Nhật, chỉ cần trong quá trình học bạn có học các môn về điện (thời lượng, môn học… theo đúng quy định) là đủ điều kiện ứng tuyển.

Tùy thuộc vào môn học và chuyên ngành của bạn mới có thể xem xét tham gia chương trình Kỹ sư trái ngành

Bằng Kỹ sư thực hành, Trung cấp có đi Kỹ sư Nhật được không?

Câu trả lời là không.

Bằng Cao đẳng thường sẽ được chia ra làm 2 loại: Bằng Cao đẳng chính quy và bằng Cao đẳng nghề. Trong khi đó điều kiện tiên quyết để người lao động được tham gia chương trình Kỹ sư Nhật Bản là phải có bằng tốt nghiệp Cao đẳng chính quy hoặc bằng Đại học chính quy. Cũng tức là đối với những bạn có bằng Cao đẳng, Trung cấp nghề sẽ không thể tham gia chương trình này. Do đó để có thể đủ điều kiện sang Nhật theo diện Kỹ sư, người lao động cần phải học chuyển đổi từ Trung Cấp Nghề, Cao Đẳng Nghề sang hệ Cao đẳng Chính Quy bằng cách học liên thông.

  • Hệ liên thông từ Trung Cấp = > Cao Đẳng Chính Quy;
  • Hệ liên thông từ Cao đẳng nghề => Cao Đẳng Chính Quy hoặc lên hệ Đại Học.

Bằng Kỹ sư thực hành, trung cấp không đủ điều kiện đi Kỹ sư Nhật Bản

6. Chi phí tham gia chương trình Kỹ sư Nhật Bản do SULECO cung cấp

  • Phí khám sức khỏe: Để được xuất cảnh sang Nhật làm việc, người lao động phải thực hiện kiểm tra sức khỏe bắt buộc và chi phí cho việc kiểm tra sẽ dao động từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
  • Phí Dịch Vụ: Đây là khoản phí mà người lao động phải trả cho SULECO để thực hiện hợp đồng xuất cảnh sang Nhật theo diện Kỹ sư. Và mức phí cho chương trình Kỹ sư sẽ tương đối thấp hơn so với chương trình Thực tập sinh.
  • Chi phí học tiếng Nhật trước khi xuất cảnh: Để đi Nhật theo diện Kỹ sư, người lao động cần phải có trình độ Nhật ngữ tối thiểu là N4, hoặc mức độ giao tiếp cơ bản thông thường. Vì vậy sau khi đã hoàn thành hồ sơ, SULECO sẽ tiến hành mở lớp đào tạo ngoại ngữ từ 4-6 tháng để giúp cho người lao động đạt chuẩn N4 hoặc ít nhất cũng nói và hiểu được tiếng Nhật cơ bản.

Người lao động sẽ được đào tạo tiếng Nhật cơ bản từ 4-6 tháng trước khi sang Nhật.

  • Đào tạo chuyên môn: Ngoài học tiếng Nhật, người lao động sẽ được tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại SULECO nhằm nâng cao trình độ và tay nghề trước khi sang Nhật làm việc.
  • Phí dịch thuật, hồ sơ: Mọi hồ sơ từ bằng cấp cho đến đơn xin việc của người lao động đều phải được dịch sang tiếng Anh hoặc Nhật. Để tránh mất thời gian, người lao động chỉ cần đóng một khoản phí theo quy định và SULECO sẽ thay các tân Kỹ sư Nhật Bản hoàn thành thủ tục dịch thuật.
  • Giấy tờ, visa, vé máy bay: Đây là những giấy tờ cần thiết để người lao động xuất cảnh sang Nhật. Người lao động có thể tự mình đăng ký mua vé máy bay hoặc yêu cầu SULECO làm giúp và trả một khoản phí tương ứng.
  • Các loại chi phí phát sinh khác bao gồm tiền tài liệu, giáo trình, đồng phục, vali…

Kỹ sư Nhật Bản là một chương trình làm việc hấp dẫn dành cho người lao động có trình độ cao.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về điều kiện cũng như mức phí dành cho các ngành Kỹ sư Nhật Bản hiện đang được tuyển dụng nhiều năm 2024. Để biết thêm thông tin chi tiết đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với SULECO qua Website: https://suleco.vn/ hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/suleco.vn để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất nhé.