Hợp đồng kỹ sư Nhật Bản và những điều cần lưu ý trước khi ký hợp đồng

18.08.2023

Sang Nhật làm việc theo chương trình Kỹ sư là lựa chọn của khá nhiều lao động bởi mức lương cao, được làm việc đúng chuyên ngành và nhận được chế độ đãi ngộ tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của chính mình, trước khi ký hợp đồng Kỹ sư Nhật Bản với các xí nghiệp tiếp nhận lao động thì bạn nên lưu ý các điểm quan trọng được đề cập trong bài viết dưới đây.

1. Hợp đồng kỹ sư Nhật là gì?

Hợp đồng kỹ sư Nhật Bản là văn bản thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và chủ doanh nghiệp hoặc các xí nghiệp với người lao động. Trong văn bản này sẽ gồm những điều khoản quy định điều kiện lao động, nghĩa vụ, chính sách phúc lợi của 2 bên do chủ doanh nghiệp soạn thảo.

Hợp đồng lao động được ký kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng theo quy định của pháp luật lao động. Thời gian ký kết hợp đồng kỹ sư đi Nhật sẽ mất khoảng 2 tuần đến 1 tháng kể từ khi có thông báo tuyển dụng chính thức từ phía công ty Nhật.

 Mẫu hợp đồng khi tham gia ký hợp đồng kỹ sư Nhật Bản.

Mẫu hợp đồng khi tham gia ký hợp đồng kỹ sư Nhật Bản.

2. Dạng hợp đồng kỹ sư Nhật Bản

Tại Nhật về hợp đồng đi Nhật diện kỹ sư sẽ được phân chia theo các dạng nhân viên sau:

  • Nhân viên chính thức (正社員:seishain)
  • Nhân viên hợp đồng (契約社員:keiyaku-shain)
  • Nhân viên thời vụ (派遣社員:Haken-shain)

Và thời hạn hợp đồng cũng sẽ tương ứng với dạng nhân viên sau:

  • Hợp đồng có kỳ hạn (有期労働契約:Yūki rōdō keiyaku) tương ứng với dạng nhân viên hợp đồng.
  • Hợp đồng không có thời hạn (雇用契約:Koyō keiyaku) tương ứng với dạng nhân viên chính thức.
  • Hợp đồng làm theo cá nhân, dự án (業務委託契約:Gyōmu itaku keiyaku) tương ứng với dạng nhân viên thời vụ.

Lưu ý:

  • Với dạng hợp đồng làm theo dự án sẽ phải chịu rất nhiều bất tiện vì không được công ty chi trả các khoản như: “Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập cho người lao động…
  • Người lao động phải tự chi trả toàn bộ mọi chi phí trên. Hợp đồng dự án sẽ không được cấp ngày nghỉ phép, khi người lao động nghỉ sẽ trừ lương…
  • Nếu người lao động không tham gia bảo hiểm y tế sẽ phải chi 100% viện phí, nếu có tham gia thì sẽ được hỗ trợ 70% và đồng thời người lao động cần tự chi trả tiền thuốc men. Nếu các kỹ sư đi theo dạng nhân viên chính thức sẽ được công ty hỗ trợ một phần và người lao động trả phần còn lại (Người lao động chính thức cần đóng đầy đủ toàn bộ các khoản thuế). Vì như thế sẽ giúp các kỹ sư dễ dàng gia hạn visa.

 Đi Kỹ sư Nhật Bản

Đi Kỹ sư Nhật Bản

3. Những điều cần lưu ý khi ký hợp đồng kỹ sư Nhật Bản

Để tránh tình trạng tiền mất tật mang, các Kỹ sư nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin và hiểu rõ các điều khoản nội dung trong hợp đồng.

3.1 Các thông tin về công ty trên hợp đồng Kỹ sư Nhật Bản

Bạn nên tìm hiểu các thông tin về công ty thông qua các trang mạng xã hội; Hoặc bạn cũng có thể nhờ sự trợ giúp từ các công ty tư vấn ở Việt Nam cung cấp thông tin cần thiết về thông tin công ty. Sẽ thuận tiện hơn nếu bạn có các Senpai (các đàn anh đàn chị đã đi làm trước đó ở công ty bạn muốn chọn) bạn sẽ có được nhiều thông tin hữu ích thực tế. Từ đó, bạn cũng có thể dễ dàng quyết định mình có nên tham gia làm việc tại công ty đó hay không.

 Bạn nên tìm hiểu các thông tin về công ty cũng như về công việc thông qua các trang mạng xã hội.

Bạn nên tìm hiểu các thông tin về công ty cũng như về công việc thông qua các trang mạng xã hội.

3.2 Nội dung cần đề cập trong hợp đồng

Những nội dung cần có trong mẫu hợp đồng kỹ sư Nhật Bản bao gồm:

  • Các thông tin cơ bản của doanh nghiệp (tên doanh nghiệp, địa chỉ, cách thức liên lạc) và ghi rõ ngành nghề (công việc sẽ làm) cùng địa chỉ làm việc của người lao động tại Nhật.
  • Các điều khoản quy định về chính sách, chế độ dành cho người đi kỹ sư Nhật (thông thường cần có: giờ làm việc, mức lương, cách thức chi trả, điều kiện môi trường làm việc, ăn ở, chế độ bảo hiểm, chế độ khám chữa bệnh…
  • Các quy định chi tiết về các vấn đề liên quan đến việc tranh chấp hay người lao động vi phạm những vấn đề đã được ký kết trong hợp đồng và hướng giải quyết những tranh chấp đó. Đồng thời nêu rõ trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp.

3.3 Hiểu rõ mô tả và trách nhiệm công việc

Các Kỹ sư Việt Nam cần đọc kỹ bản mô tả công việc trước khi ký hợp đồng. Tuỳ vào công việc mà công ty sẽ có yêu cầu khác nhau. Nếu bạn thực sự đáp ứng đủ những yêu cầu của phía công ty đưa ra thì bạn thì bạn hãy ký. Việc phá vỡ hợp đồng tại Nhật bạn sẽ phải bồi thường và có thể bị trục xuất về nước trước thời hạn.

 Cần đọc kỹ bản mô tả công việc được đề cập trong hợp đồng kỹ sư Nhật Bản trước khi ký.

Cần đọc kỹ bản mô tả công việc được đề cập trong hợp đồng kỹ sư Nhật Bản trước khi ký.

3.4 Các quyền lợi về công việc

Đặc biệt người lao động cần phải quan tâm về các chế độ như: Lương thưởng, tăng ca, số ngày nghỉ phép, chế độ nghỉ ốm đau… Người lao động cần làm rõ những điều khoản trước khi ký hợp đồng, giúp hạn chế tối đa việc mang lại thiệt thòi cho bản thân.

3.5 Luôn giữ 1 bản hợp đồng

Theo nguyên tắc của Luật Lao Động, hợp đồng sẽ được làm thành 2 bản và mỗi bên sẽ giữ 1 bản. Người lao động 1 bản và chủ doanh nghiệp giữ 1 bản. Tuy vậy, với kỹ sư nước ngoài sẽ có 3 bản hợp đồng gồm người lao động, chủ doanh nghiệp và công ty hỗ trợ tại đất nước đó. Dù là thế nào, người lao động phải giữ 1 bản hợp đồng lao động để khi có tranh chấp, người lao động sẽ dễ dàng đối chứng để phòng những điều xấu có thể xảy ra khi đang ở đất nước xa lạ.

 Sau khi ký hợp đồng, người lao động cần giữ lại 1 bản cho mình.

Sau khi ký hợp đồng, người lao động cần giữ lại 1 bản cho mình.

4. Các từ vựng cần biết khi đi ký hợp đồng làm kỹ sư tại Nhật

4.1 Từ vựng thông dụng thường xuất hiện trong bản hợp đồng

  • 果 (はたす): Bên thực hiện nghĩa vụ
  • 完全合意(かんぜんごうい): Điều khoản thống nhất
  • 補則 (ほそく): Mục quy định bổ sung
  • 施行期日(しこうきじつ): Ngày có hiệu lực
  • 解釈 (かいしゃく): Mục giải thích, diễn giải
  • 相手方 (あいてがた): Bên kia; Bên còn lại
  • 当事者(とうじしゃ): Mục người liên quan; bên liên quan
  • 定める: Mục Quy định / Xác định
  • 別途定める: Mục quy định riêng
  • N +…の代理人(だいりにん)として: Thay mặt cho
  • (N người)に代(か)わりその名前(なまえ)において: Thay mặt, ký thay ai đó
  •  …N…+ について責任 を負(お)っている: Chịu trách nhiệm cho
  • 契約(けいやく)を締結(ていけつ)する: Mục ký hợp đồng
  • 満了(まんりょう): Hết hạn
  • 期間(きかん)の満了(まんりょう): Hết thời hạn
  • 紛争(ふんそう): Tranh chấp
  • 前項(ぜんこう)の規定(きてい)により: Căn cứ theo các quy định tại các điều khoản nêu trên

4.2 Một vài mẫu câu chung thường có trong bản hợp đồng

  • (以下「乙」という。)は、別添の雇用条件書に記載された内容に従い 雇用契約を締結する: Bên B đồng ý ký kết hợp đồng lao động này với các điều khoản ghi trong bản mục điều kiện lao động và điều kiện thực tập kĩ năng.
  • 雇用契約書及び雇用条件書は2部作成し、甲乙それぞれが保有するものとする: Hợp đồng lao động được tạo thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
  • Số giờ lao động quy định trong một tuần—–giờ ——phút (Tổng số giờ lao động quy định trong năm —– giờ):1週間の所定労働時間数…….時間…分(年間総所定労働時間数….時間)
  • 諸手当時間外労働の割増賃金は除く: Các loại phụ cấp trừ lương làm ngoài giờ.

5. Các nội dung cần có trong Hợp đồng kỹ sư đi Nhật

5.1 Giờ làm việc

Giờ làm việc của kỹ sư tại Nhật Bản thường từ 8g đến 17g; từ 8g-17g; 9g-18g; hoặc từ 20g đến 5g sáng hôm sau.

Trung bình một ngày làm việc 8 tiếng, nếu làm thêm thì phải được tính thêm tiền theo giờ với mức hệ số khác nhau chứ không tính theo mức lương cơ bản.

5.2 Số lượng ngày nghỉ trong năm

Thông thường trong một năm số lượng ngày nghỉ trung bình của người Nhật Dao động từ 70 – 128 ngày. Tuy nhiên thì tùy theo từng công ty mà số lượng ngày nghỉ sẽ có sự chênh lệch nhau.

5.3 Quy định về tiền lương, trợ cấp

Trong mục này bạn cần quan tâm:

  • Mức lương cơ bản là bao nhiêu?
  • Khoản trợ cấp bao gồm những gì, bao nhiêu?
    • Trợ cấp trợ cấp ngoại ngữ/ tiếng Nhật
    • Trợ cấp gia đình
    • Trợ cấp tiền nhà
    • Trợ cấp tiền ăn

Về khoản trợ cấp thì tùy từng công ty sẽ có đủ 4 hoặc nhiều hơn 4 khoản trợ cấp trên. Tuy nhiên thì cũng có 1 vài công ty chỉ cho thêm khoản trợ cấp tiền nhà, tiền ăn.

5.4 Quy định làm ngoài giờ

Thông thường thì quy định về làm ngoài giờ tại Nhật sẽ tuân thủ theo quy định chung:

  • Làm thêm ngoài giờ thì tính 125%
  • Làm thêm ban đêm cũng tính lương 125%
  • Làm thêm vào ngày nghỉ lễ thì tính 135%

5.5 Thanh toán tiền lương

  • Mỗi công ty quy định ngày trả lương khác nhau.
  • Có công ty thì trả đầu tháng, có công ty trả giữa tháng, có công ty trả cuối tháng.
  • Hình thức thanh toán lương: Tiền mặt, chuyển khoản.

5.6 Phải đóng các khoản nào?

Lương của người lao động thực nhận là khoản thu nhập sau khi được trừ các khoản phí sau:

  • Thuế thị dân
  • Thuế thu nhập
  • Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

5.7 Tăng lương như thế nào?

Vấn đề này bạn cần biết rõ xem một năm tăng lương mấy lần? Mỗi lần tăng khoảng bao nhiêu? Bạn nên tham khảo kỹ lưỡng và hỏi rõ ràng nếu không được đề cập trong hợp đồng. Bởi đây là quyền lợi của bạn, nếu không hỏi rõ thì chính bạn là người chịu thiệt thòi.

5.8 Tiền thưởng

Tiền thương là một trong những vấn đề mà người lao động rất quan tâm. Thông thường khi viết hợp đồng thì các công ty sẽ chỉ nói qua về chế độ thưởng tùy vào tình hình kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, người lao động cần phải hỏi rõ chế độ thưởng như thế nào, mỗi lần tương đương là bao nhiêu. Bởi điều khoản càng mơ hồ thì bạn sẽ càng chịu nhiều bất lợi.

Hy vọng với những chia sẻ của Suleco sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích cũng như những lưu ý quan trọng trước khi đặt bút ký vào hợp đồng kỹ sư Nhật Bản. Với phương châm Tạo Nhân – Dựng nghiệp sẽ giúp được các thế hệ trẻ Việt Nam có cuộc sống tương lai tươi đẹp vươn lên giấc mơ đổi đời xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Chúc bạn sớm tìm được cho mình công việc phù hợp và ngày càng thành công.